Thứ Sáu, 08/11/2024 02:13 SA

Phát huy nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động quan trọng của Đảng. Đây được coi là vũ khí sắc bén nhất, là phương thuốc hay nhất để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhờ đó, mọi tổ chức đảng và đảng viên kịp thời sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh.


Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh họp đánh giá và triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Phú Yên

Không ngừng đấu tranh, tự phê bình và phê bình

Sinh thời, Bác Hồ đã từng chỉ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của Nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. Đứng về phía Nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.

Người coi tham nhũng là thứ giặc nội xâm, giặc ở trong lòng “ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng” và cần phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt nó. Người coi: Tự phê bình và phê bình là “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc thánh” để phòng, chống tham nhũng. Người khẳng định: “Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ đó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng. Cho nên đảng viên và cán bộ phải nâng cao giác ngộ tư tưởng ngăn ngừa tự đại tự cao, mạnh dạn công khai tự phê bình, vui vẻ tiếp thu lời phê bình của người khác”.

Tự phê bình và phê bình giống như chiếc gương soi, như người bạn đồng hành, soi đường, chỉ lối cho mỗi cán bộ, đảng viên trong mỗi bước đi để tránh vết xe đổ của chính mình và của người khác. Cho nên toàn thể cán bộ và đảng viên cần gương mẫu thật thà tự phê bình và phê bình để tự giáo dục mình và giáo dục Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định mục đích tự phê bình và phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong nội bộ: “Chỉ có không ngừng đấu tranh, tự phê bình và phê bình, nhận rõ đúng, sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai, mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi”.

Thái độ và phương pháp phê bình đúng

Tự phê bình và phê bình là một vấn đề rất nhạy cảm, đụng chạm đến từng cá nhân và tổ chức, bởi tâm lý của con người là thích được khen hơn bị chê. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn tự phê bình và phê bình căn bệnh tham ô đòi hỏi phải có hai yếu tố đặc biệt quan trọng đó là thái độ và phương pháp đúng.

Thái độ đúng là yếu tố rất quan trọng giúp ngăn ngừa tham nhũng ngay khi nó còn trong trứng nước, thể hiện ở tinh thần cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông chia sẻ, dũng cảm, kiên trì đấu tranh trên tình đồng chí thương yêu, giúp đỡ nhau. Nếu thái độ không đúng dễ dẫn đến bao che, giấu giếm khuyết điểm, dễ gây hiềm khích, mất đoàn kết, mất niềm tin đối với đồng chí mình. Nó càng đặc biệt nguy hại khi tự phê bình và phê bình hành vi tham ô bị lợi dụng làm bình phong cho ai đó vì mưu đồ cá nhân, vì lòng hẹp hòi, đố kỵ, hòng hạ bệ đồng chí mình gây mất đoàn kết nội bộ, làm hoang mang mất niềm tin trong Nhân dân. Do đó, tự phê bình và phê bình “phải ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy lòng thành thật, mà phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đôi với nhau”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến thái độ của người tự phê bình và phê bình, Bác nói: “Căn cứ vào cái gì mà biết ai thật thà thẳng thắn, ai không thật thà thẳng thắn? Căn cứ vào thái độ tự phê bình và phê bình mà biết. Ai tự tư tự lợi, dối trá với mình, dối trá với người không thành khẩn tự phê bình, cũng không thẳng thắn phê bình người khác”. Hồ Chí Minh cũng lưu ý khi phê bình phải khoan dung, nhân ái phù hợp với từng đối tượng cụ thể, với tính chất mức độ của khuyết điểm, sai lầm, tuyệt đối không được cào bằng; phải kiên quyết xét rõ công - tội, không thiên tư, thiên vị. Với những cán bộ, đảng viên biết ăn năn, hối cải, Đảng cần khoan dung, độ lượng, tạo cơ hội cho họ sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Quan điểm này không chỉ thể hiện bản chất nhân văn của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn khơi gợi ý thức tự giác ở mỗi cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện bản thân.

Phương pháp đúng - đây là vấn đề mấu chốt nhất cần phải có. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương pháp hiệu quả nhất đó là phải được duy trì thường xuyên và trên cơ sở đề cao trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bài “Tự phê bình”, Bác Hồ căn dặn: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”. Trong sinh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên phải chỉ ra cho đồng chí mình những tác hại, nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm sai lầm. Đồng thời phải thường xuyên quan tâm hướng dẫn, động viên, kiểm tra, theo dõi quá trình sửa chữa khuyết điểm, sai lầm của đồng chí, đồng nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt phê phán các biểu hiện hình thức, thiếu nhất quán “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “nói không đi đôi với làm”, “nói một đàng làm một nẻo”, nặng về hô hào khẩu hiệu, bệnh thành tích… sẽ làm giảm hiệu quả, đôi khi phản tác dụng của việc tự phê bình và phê bình.

Để đề cao trách nhiệm nêu gương, theo Người cần phải chú trọng nêu gương trong Đảng trước, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ cao cấp. Người chỉ rõ: “Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước”. Bởi vì, “uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình”. Người cán bộ lãnh đạo luôn làm gương tự phê bình sẽ tạo thêm uy tín, được mọi người tin tưởng mà học theo, làm theo.

Vấn đề mấu chốt nữa để phát huy tốt tự phê bình và phê bình đó là vai trò điều hành của người chủ trì. Sự điều hành dân chủ, linh hoạt sáng tạo, tạo môi trường, không khí cuộc họp lành mạnh, cởi mở, tôn trọng, cầu thị… sẽ tạo điều kiện cho mọi người tự tin, dám nói thẳng, nói thật để bày tỏ chính kiến của cá nhân mà không sợ bị quy chụp hay bị chỉ trích. Bác Hồ từng dặn “Muốn chống tham ô, lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ, tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người khác”. Mở rộng dân chủ phê bình trong cơ quan và ngoài quần chúng, từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, không để dân chủ quá trớn, dân chủ phải có tập trung, cần giữ vững mục đích, nội dung và ý nghĩa đích thực của tự phê bình và phê bình.

Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý “Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình phải chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để đấu đá, hạ bệ nhau với những động cơ không trong sáng”.

Việc tự phê bình và phê bình hành vi tham nhũng, tiêu cực phải gắn liền với những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng cá nhân trên từng cương vị công tác và ở mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị. Vận dụng đúng, đầy đủ, linh hoạt, sáng tạo, thường xuyên, liên tục nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong mọi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị sẽ làm cho cán bộ, đảng viên kịp thời thấy sai mà sửa, đồng thời người khác thấy sai mà tránh, làm cho tình yêu thương, đoàn kết càng phát huy, cơ quan, tổ chức càng trong sạch, vững mạnh.

ĐẶNG HỒNG THÁI
Trưởng phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Nguồn: Báo Phú Yên Online

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 04/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 dự tập huấn “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà xét xử vụ án hình sự” tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (từ ngày 03/11 đến ngày 05/11/2024).

14h00: 

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 3, 05/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT tham gia tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.


Thứ 4, 06/11/2024: 

08h30:

- Hội nghị trực tuyến trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố” năm 2024 do VKSND tối cao tổ chức (tại hội trường, thành phần: Đ/c Viện trưởng, đ/c Thanh - PVT; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và Kiểm sát viên Phòng 1).

13h30:

- Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động đo trang phục năm 2024 (tại phòng đọc báo).

 

Thứ 5, 07/11/2024:  

08h00:

- Hội nghị kiểm điểm tập thể Đảng ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy VKSND tỉnh năm 2024.

08h30:

- Hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng ngành Kiểm sát nhân dân (tại hội trường, thành phần: Đ/c Viện trưởng; lãnh đạo cấp phòng và công chức chuyên trách CNTT).

14h00:

- Họp Đảng ủy.

 

Thứ 6, 08/11/2024:

08h00:

- Hội nghị trực tuyến giao ban công tác kiểm sát tháng 11/2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; công chức và người lao động).


Thứ 7, 09/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 10/11/2024:

Phân công trực cơ quan