Thứ Sáu, 19/04/2024 21:35 CH

VKSND tối cao ban hành Thông tư quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân

Ngày 14/5/2019, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.


Thông tư gồm có có 8 Chương, 65 Điều, quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm: tổ chức phát động phong trào thi đua; đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng và Hội đồng sáng kiến các cấp; thẩm quyền quyết định khen thưởng; tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; cụm, khối thi đua và quỹ thi đua khen thưởng.


Chương I (từ Điều 1 đến Điều 5) những quy định chung, trong đó về đối tượng áp dụng, Thông tư quy định:
“1. Tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, bao gồm:
a) Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Viện, phòng, ban, khoa và cấp tương đương của đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
d) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã vàđang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân;
đ) Các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
2. Tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát nhân dân có đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân”.
Về nguyên tắc thi đua, khen thưởng, Thông tư quy định “ Nguyên tắc thi đua thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật thi đua, khen thưởng.. Nguyên tắc khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Luật thi đua, khen thưởng, Điều 3 Nghị định 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 2 và Điều 3 Thông tư 08/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Đáng chú ý, Thông tư đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

“1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.
2. Cản trở hoặc ép buộc cá nhân, tổ chức tham gia phong trào thi đua.
3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.
4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật.
5. Lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng.
6. Lợi dụng thi đua, khen thưởng để tố cáo, vu cáo không đúng sự thật”.

Chương II (từ Điều 6 đến Điều 31), Thông tư quy định rất nhiều nội dung mới, cụ thể về Tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và khen thưởng, xét tặng kỷ niệm chương. Trong đó, đáng chú ý tại Điều 11 quy định về Tổ chức thi đua theo cụm, khối:

1. Việc tổ chức phong trào thi đua và xét đề nghị khen thưởng hằng năm được tiến hành theo cụm, khối thi đua. Căn cứ đặc điểm về vị trí địa lý, chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, phạm vi hoạt động của các địa phương, đơn vị, cụm, khối thi đua được tổ chức như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành 11 cụm thi đua sau đây:
- Cụm 1 gồm các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- Cụm 2 gồm Viện kiểm sát nhân dân các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh;
- Cụm 3 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn;
- Cụm 4 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái;
- Cụm 5 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;
- Cụm 6 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế;
- Cụm 7 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông;
- Cụm 8 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận;
- Cụm 9 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Cụm 10 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp;
- Cụm 11 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Hậu Giang , Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.
b) Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự được chia thành 05 khối thi đua…
2. Việc chia cụm, khối thi đua đối với đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Các cụm, khối thi đua phân công luân phiên mỗi năm một đơn vị làm cụm trưởng, khối trưởng để điều hành các hoạt động của cụm, khối, trừ đơn vị không được xét thi đua của năm trước liền kề.
4. Kết quả bình xét tại cụm, khối thi đua là một trong những căn cứ để Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành thẩm định, đề xuất, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, đề nghị khen thưởng hằng năm.

Về nhiệm vụ của cụm trưởng, khối trưởng:

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết giao ước thi đua để thực hiện phong trào thi đua do Nhà nước, do Ngành phát động; đề ra biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hằng năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phong trào thi đua trong năm tiếp theo.
2. Tổ chức giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, các điển hình tiên tiến trong cụm, khối thi đua.
3. Tổ chức bình chọn, suy tôn tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong cụm, khối thi đua để đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”.

Đối với các danh hiệu thi đua, Thông tư đã quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu thi đua. Các danh hiệu thi đua bào gồm:

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cơ sở; Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân; Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân; Cờ thi đua của Chính phủ.

Thông tư cũng quy định cụ thể về hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn khen thưởng, theo đó hình thức khen thưởng gồm:

1. Huân, Huy chương gồm: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị; Huy chương Hữu nghị.
2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm: Anh hùng Lao động; Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú;
3. Bằng khen, Giấy khen.

Về Kỷ niệm chương, Thông tư quy định:
“1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là hình thức khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được tặng một lần cho cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 30 của Thông tư này nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của cá nhân vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Kỷ niệm chương có nội dung, kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Kiểm sát, phù hợp với quy định của Nhà nước.
3. Kỷ niệm chương được xét tặng hằng năm cho mỗi cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân (26/7)”.
Chương III (từ Điều 32 đến Điều 37) quy định về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến các cấp.
Chương IV (từ Điều 38 đến Điều 40 ) quy định về Thẩm quyền quyết định và tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Chương V (từ Điều 41 đến Điều 51) quy định về tuyến trình, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và Kỷ niệm chương.
Chương VI (từ Điều 52 đến Điều 55) quy định về quy thi đua khen thưởng.
Chương VII (từ Điều 56 đến Điều 63) quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng; tước, phục hồi danh hiệu; xử lý vi phạm và thanh tra, kiểm tra.
Chương VIII (từ Điều 64 đến Điều 65) quy định về điều khoản thi hành.

Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2019. Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định số 307/QĐ-VKSTC ngày 03 tháng 7 năm 2008 và Quy chế xét, tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” ban hành theo Quyết định số 306/QĐ-VKSTC ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.


GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 15/4/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

09h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 16/4/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án. 

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 17/4/2024: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng họp HĐND tỉnh (cả ngày). 

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 công bố kết luận trực tiếp kiểm sát tại Trại giam Xuân Phước.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 5, 18/4/2024:  

Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 6, 19/4/2024:

08h00:

- Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ (cả ngày). Thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động.

 

Thứ 7, 20/4/2024: 

Phân công trực cơ quan  

 

Chủ nhật, 21/4/2024:

 

Phân công trực cơ quan