Thứ Sáu, 17/05/2024 11:14 SA

Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo Luật tổ chức VKSND năm 2014

Luật tổ chức VKSND năm 2014 được ban hành đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các đạo luật hiện hành; thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, toàn diện các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng liên quan đến VKSND; tổng kết lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của VKSND; bảo đảm kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của cơ quan VKSND hơn 50 năm qua; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Hiến pháp và Luật…


Luật tổ chức VKSND năm 2014 tiếp tục khẳng định rõ địa vị pháp lý của VKSND là thiết chế Hiến định trong bộ máy nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tại Điều 2 quy định:


“1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”


Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định rõ phạm vi, nội dung, mục đích của chức năng thực hành quyền công tố, khẳng định thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.


Thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã xác định vai trò, trách nhiệm của VKSND là cơ quan quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố; có quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội; quyết định truy tố hoặc không truy tố bị can.


Luật cũng đã quy định rõ phạm vi, nội dung, mục đích của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo đó tại khoản 1 Điều quy định “ Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật”.


Trên cơ sở nội dung của chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, tại Điều 6 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định:


1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:


a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;


b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;


c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;


d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;


đ) Điều tra một số loại tội phạm;


e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.


2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:


a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;


b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;


c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;


d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;


đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;


e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;


g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;


h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;


i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.


3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:


a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;


b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.


Tại Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã phân định các trường hợp VKSND thực hiện quyền kháng nghị hoặc quyền kiến nghị; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết, trả lời kháng nghị, kiến nghị của VKSND, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả khi VKSND thực hiện các quyền này trên thực tế.


Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã mở rộng thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND cả về loại tội và chủ thể thực hiện tội phạm. Theo đó, tại Điều 20 đã quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương như sau: Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, VKSND, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.


GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 13/5/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị quán triệt, triển khai các chương trình, chỉ thị của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII; Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 54-KL/TW của Ban Bí thư tại Tỉnh ủy (toàn thể đảng viên dự tại điểm cầu hội trường VKSND tỉnh).

14h00:

- Hội nghị giao ban trực tuyến công tác kiểm sát tháng 5/2024.

 

Thứ 3, 14/5/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng và Thanh tra - khiếu tố kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại VKSND huyện Sông Hinh.

14h00:

- Thường trực Đảng ủy nghe BCH Chi đoàn báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 15/5/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thanh - PVT, đ/c Thảo - PVT dự Hội nghị cán bộ chủ chốt do Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy.

 

Thứ 5, 16/5/2024:  

08h00:

- Đảng ủy VKSND tỉnh tổ chức tọa đàm “Đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”; “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” (toàn thể đảng viên, người lao động dự tại hội trường VKSND tỉnh).

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị tại Tỉnh ủy.

 

Thứ 6, 17/5/2024:

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 18/5/2024: 

Phân công trực nghiệp vụ

 

Chủ nhật, 19/5/2024:

Phân công trực nghiệp vụ