Thứ Năm, 02/05/2024 19:10 CH

Một số nội dung cơ bản của BLTTDS năm 2015 liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015,  có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và  Luật tổ chức VKSND; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn công tác giải quyết các vụ việc dân sự. BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi căn bản, toàn diện BLTTDS năm 2004. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của BLTTDS năm 2015 liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND.


1. Về vị trí, vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự


Tại Điều 46 BLTTDS năm 2015 tiếp tục khẳng định VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự; Viện trưởng VKS và Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng dân sự; đồng thời, bổ sung quy định Kiểm tra viên cũng là người tiến hành tố tụng và bổ sung 01 điều luật (Điều 59) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên để bảo đảm phù hợp với Luật tổ chức VKSND năm 2014. Theo đó, khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.


2. Việc tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của VKSND


Điều 21 BLTTDS năm 2015 quy định: VKS tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Như vậy, so với Bộ luật TTDS hiện hành, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Đồng thời, theo quy định tại Điều 232, 296, 367 và 374 BLTTDS năm 2015 đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát.


3. Việc phát biểu ý kiến của VKSND tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự


 Việc phát biểu ý kiến của VKSND tại phiên tòa sơ thẩm: Để bảo đảm sự thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức TAND năm 2014; đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập của quy định tại Điều 234 của BLTTDS hiện hành, Điều 262 BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.


Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.


Việc phát biểu ý kiến của VKSND tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Tại điểm g khoản 1 Điều 369 BLTTDS năm 2015 quy định “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp”.


4. Về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của VKSND


BLTTDS năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định của BLTTDS hiện hành về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của VKS, nhưng có sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới như sau:


- Bổ sung quy định Kiểm sát viên khi được Viện trưởng VKS phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này” (khoản 3 Điều 58).


- VKS thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 6 Điều 97).


- Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (trong đó có Viện trưởng VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND cấp cao) có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.


5. Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm  của VKSND


Để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 331 của BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi quy định về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND; theo đó:


- Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.


- Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.


TRẦN THU

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 29/4/2024 đến Thứ 4, 01/5/2024:

 Nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

Thứ 5, 02/5/2024:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 6, 03/5/2024: 

08h00:

- Họp Ủy ban kiểm sát nghe Phòng 9 báo cáo án (mời Phó trưởng phòng 1 phụ trách dự). 

09h30:

- Họp Ủy ban kiểm sát nghe Phòng 15 báo cáo công tác.

10h15: 

- Họp Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện nghe Phòng 15 báo cáo công tác cán bộ.

10h45: 

- Họp Lãnh đạo Viện nghe Văn phòng báo cáo công tác.

14h00: 

- Đ/c Viện trưởng họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. 

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án. 

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 04/5/2024: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra VKSND thị xã Sông Cầu.

- Đ/c Liên - PVT và Phòng 9 họp liên ngành tại TAND tỉnh.

 

Chủ nhật, 05/5/2024: 

Phân công trực cơ quan