Thứ Năm, 19/09/2024 07:10 SA

Một số nội dung Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân

Viện trưởng VKSND tối cao vừa ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân.

Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; khuyến khích áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân với mục đích: Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và xã hội. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện văn hóa công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.. Là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá về đạo đức, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; là một trong những căn cứ để cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, người lao động và khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân. Góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân; xây dựng môi trường công vụ văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Nội dung quy định về ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm: Tinh thần, thái độ, tác phong, lề lối làm việc và nơi làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và chuẩn mực đạo đức, lối sống. theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải ý thức rõ về chức trách, nhiệm vụ của bản thân, bao gồm: Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác; không chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không làm việc theo “tư duy nhiệm kỳ”. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tránh tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Không gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, đơn vị và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. Đề cao trách nhiệm nêu gương của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý, không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin từ chức khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín; không đủ sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước…
Đáng chú ý, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân quy định về những việc không được làm, cụ thể:
Những việc không được làm trong ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
1. Đối với công chức, viên chức và người lao động
a) Lợi dụng ảnh hưởng của mình can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; mạo danh cá nhân để giải quyết công việc; lợi dụng danh nghĩa tổ chức để giải quyết công việc của cá nhân;
b) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
c) Làm lộ, chiếm đoạt, mua bán bí mật Nhà nước, bí mật công tác; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước, bí mật nghiệp vụ; làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc khi được giao giải quyết; tự ý đem hồ sơ, tài liệu ra khỏi cơ quan khi chưa được lãnh đạo đồng ý;
d) Dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với những người là đối tượng thi hành nhiệm vụ, công vụ hoặc gợi ý, đe dọa, ép buộc họ phải chấp nhận hay khai báo không khách quan, sai sự thật;
đ) Từ chối không thực hiện các yêu cầu đúng pháp luật thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao;
e) Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, lợi ích tinh thần từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực thi nhiệm vụ, công vụ;
g) Sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc;
h) Để vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) của mình tham gia bào chữa hoặc tư vấn pháp lý đối với những vụ án, vụ việc mà mình theo dõi, chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được làm những việc quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này và các việc sau:
a) Bố trí vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức cán bộ, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, đơn vị hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị nơi mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí những người này đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan theo quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
b) Sử dụng kinh phí, tài sản khác của Nhà nước, cơ quan, đơn vị trái quy định của pháp luật.
c) Bao che hoặc làm ngơ cho công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc vi phạm khác.
Những việc không được làm trong ứng xử trong nội bộ cơ quan, đơn vị
1. Đối với công chức, viên chức và người lao động:
a) Thực hiện công việc không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền; đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
b) Vi phạm nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
c) Gửi đơn thư nặc danh hoặc tố cáo không đúng sự thật gây mất đoàn kết nội bộ; trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
d) Sử dụng tài sản, trang thiết bị phương tiện của cơ quan, đơn vị vào mục đích cá nhân dưới mọi hình thức.
đ) Chia bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
e) Tặng quà, nhận quà tặng để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
g) Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, đơn vị vì vụ lợi.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được làm những việc quy định ở điểm 2.1 khoản 2 Điều này và những việc sau:
a) Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động hoặc để xảy ra tình trạng bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị.
b) Có hành động xúc phạm, trù dập, đối xử không công bằng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Những việc không được làm trong ứng xử trên Internet, mạng xã hội
1.Việc đăng ký tài khoản trên Internet, mạng xã hội
a) Không mạo danh tổ chức, cá nhân khác; không sử dụng tên, hình ảnh, phù hiệu của Ngành, của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân làm ảnh đại diện, tài khoản cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu; không cung cấp hoặc công khai thông tin cá nhân có liên quan đến đơn vị khi đăng ký tài khoản Internet, mạng xã hội; không sử dụng từ ngữ, hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa làm tên tài khoản, ảnh đại diện tài khoản Internet, mạng xã hội;
b) Không cho, cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp tài khoản cá nhân của mình; không mượn, thuê, mua, nhận thế chấp hoặc chiếm đoạt tài khoản của cá nhân, tổ chức khác để thực hiện hành vi trái quy định pháp luật.
2. Việc sử dụng tài khoản Internet, mạng xã hội
a) Không đăng tải, lưu trữ, bình luận, phát tán, chia sẻ các thông tin, tài liệu, hình ảnh có nội dung sai sự thật, chưa được kiểm chứng, trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành;
b) Bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo; không cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa. Nhận xét đúng mực, có văn hóa, trách nhiệm về những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm;
c) Không sử dụng trang phục, hình ảnh của Ngành khi tham gia mạng xã hội với mục đích cá nhân.
Những việc không được làm trong chuẩn mực đạo đức, lối sống
a, Mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm;
b, Hút thuốc lá không đúng nơi quy định; sử dụng đồ uống có cồn ngay trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực;
c, Đánh bạc hoặc tham gia các tệ nạn xã hội;
d, Có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ, sống không trung thực, gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị.

GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 16/9/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

09h00:

- Đ/c Thảo – PVT và Phòng 8 công bố Quyết định trực tiếp kiểm sát tại Cục THADS tỉnh.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự.

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 công bố Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 3, 17/9/2024: 

08h00:  

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo – PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 18/9/2024: 

08h00: 

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và đ/c Thanh – PVT dự Hội nghị chuyên đề do Đảng ủy Khối tổ chức (tại Hội trường Viễn thông Phú Yên). 

 

Thứ 5, 19/9/2024:  

07h30:

- Đ/c Viện trưởng dự kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh.

08h00:

- Đ/c Thanh – PVT và Phòng 1 trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tại Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Yên (02 ngày).

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 6, 20/9/2024:

08h00:

- Lãnh đạo Viện làm việc tại cơ quan.

 

Thứ 7, 21/9/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 22/9/2024:

Phân công trực cơ quan